image banner
50 năm giải phóng Long An: Những dấu ấn không quên (Bài 1)
0:00 / 0:00
Giọng nữ miền Nam
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ nhưng cứ mỗi độ tháng tư về, hàng triệu con tim người dân Việt Nam nói chung và những người con quê hương Long An nói riêng lại trào dâng xúc cảm đặc biệt về những ký ức, trang sử hào hùng và bi tráng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. 50 năm đã trôi qua nhưng ngày 30/4/1975 vẫn mãi khắc sâu trong tâm khảm biết bao thế hệ người dân, ngày mà cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui giải phóng, giang sơn thu về một mối.

Bài 1: Đảng bộ Long An lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ

Long An án ngữ ở cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, có vị trí chiến lược quan trọng. Qua các giai đoạn kháng chiến, nhất là trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, địch tập trung lực lượng cao nhất đánh phá Long An nhằm bảo vệ trung tâm đầu não và các căn cứ quân sự.

Công viên tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” khắc họa sinh động một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân và quân ta, nhất là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

“Ai khống chế được tỉnh Long An, người đó ở thế thượng phong…”

Theo lời kể của nguyên Bí thư Tỉnh ủy - Lê Thanh Tâm và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Long An (1930-2000) có ghi lại, Đảng bộ tỉnh Long An thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (bao gồm cả Kiến Tường) được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại về tổ chức lực lượng Đảng của 2 Đảng bộ Tân An và Chợ Lớn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ cuối năm 1957, tổ chức Đảng lại chia làm 2 là Đảng bộ Long An và Đảng bộ Kiến Tường. Đó là thời kỳ ta đã có lực lượng vũ trang nhưng còn rất non trẻ và chưa được phép đấu tranh vũ trang, trong khi kẻ địch vẫn ra sức đẩy mạnh các chương trình “tố cộng diệt cộng” mà địa bàn Long An là một trong những trọng điểm quan trọng nhất của chúng.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy - Lê Thanh Tâm kể lại giai đoạn hào hùng của dân tộc

Sau năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của ngụy quyền và là căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Đông Nam Á. Còn Long An là một dải đất rộng chạy suốt từ vùng căn cứ Đồng Tháp Mười qua vùng biên giới về đến sát phía Tây và Nam Sài Gòn nên có vị trí rất quan trọng về chiến lược.

Chiến trường Long An có 2 tính chất đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên. Một là, tính chất ven đô, Long An không những tiếp giáp Sài Gòn mà còn như một vành đai bao quanh phía Tây và phía Nam thành phố nên vừa là bàn đạp tấn công thành phố, vừa chắn ngang con đường huyết mạch nối Sài Gòn với miền Tây - kho người, kho của. Hai là, tính chất căn cứ hành lang của khu vực Mộc Hóa, Kiến Tường, đó là chiếc “cầu nối” miền Đông với miền Tây Nam Bộ.

Chính vì thế mà các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng “Ai khống chế được tỉnh Long An, người đó ở thế thượng phong...”. Đó là lý do mà trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, kẻ địch luôn tập trung lực lượng quân sự đến mức cao nhất để đánh phá lực lượng cách mạng trên địa bàn này nhằm bảo vệ thủ đô và căn cứ quân sự lớn nhất của chúng, làm cho chiến trường Long An lúc nào cũng căng thẳng và ác liệt.

Hộp hình tái hiện công binh chế tạo vũ khí bên trong Công viên tượng đài Long An

Trong hơn 20 năm kháng chiến, trên địa bàn Long An có 5 lần thay đổi tổ chức chiến trường, cũng là 5 lần thay đổi lớn về tổ chức của Đảng bộ cho phù hợp với tình hình cụ thể. Từ năm 1954-1957 tổ chức thành 2 Đảng bộ cấp tỉnh là Tân An và Chợ Lớn; từ năm 1957-1967 có 2 Đảng bộ là Long An và Kiến Tường; từ năm 1968-1970 có 3 Đảng bộ là Phân khu 2, Phân khu 3 và Kiến Tường; từ năm 1971-1972 có 2 Đảng bộ là Phân khu 23 và Kiến Tường; từ cuối năm 1972-1975 có 2 Đảng bộ là Long An và Kiến Tường.

Ngoài ra, còn có 4 lần thay đổi về cơ quan chỉ đạo cấp Khu. Từ năm 1954-1967 thuộc Liên Tỉnh ủy và Khu ủy Khu 8; từ năm 1968-1970 trực thuộc Trung ương Cục; từ năm 1971-1973 thuộc Khu 7; từ năm 1973-1975 thuộc Khu 8. Mỗi lần thay đổi như thế đều phải sắp xếp, bố trí lại cán bộ. Điều đó tạo ra những khó khăn không nhỏ về xây dựng và ổn định của Đảng bộ trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Phát động phong trào toàn dân đánh giặc

Ngược dòng thời gian trở về những năm 1965-1967 để nhớ lại những ngày tháng được đánh giá là khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Theo nhiều tư liệu lịch sử, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, năm 1965, đế quốc Mỹ đổ quân viễn chinh ồ ạt vào miền Nam hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng; đồng thời, chúng phong tỏa vịnh Bắc Bộ, ném bom ở miền Bắc với mục tiêu “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Dù Mỹ trực tiếp đưa vào miền Nam bao nhiêu vạn quân, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” và phong trào thi đua “Quyết thắng giặc Mỹ” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động, với ý chí quyết tâm thắng Mỹ, Đảng bộ Long An phát động phong trào toàn dân đánh giặc.

Ông Nguyễn Văn Kiểm cùng đoàn viên, thanh niên huyện Cần Giuộc đến thăm, tìm hiểu về Di tích lịch sử Khu vực Cầu Kinh

Ở nhiều nơi, bộ đội, du kích, nhân dân cùng thi đua đạt các danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới; cả người già, trẻ em cùng tham gia đánh Mỹ. Đó là chế tạo vũ khí, mưu trí đánh cắp vũ khí của lính Mỹ, có thiếu niên diệt được xe tăng và máy bay trực thăng Mỹ.

Nhiều gia đình đêm đào hầm nuôi giấu cán bộ, ngày đi đấu tranh chính trị, ngăn các cuộc càn quét của địch. Nhiều tập thể du kích vừa sản xuất, vừa rào làng chiến đấu, đánh địch bằng nhiều cách: Dùng ong vò vẽ, bàn chông đinh, đạp lôi, trận địa giả,...

Bằng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng làng xã chiến đấu và các vành đai diệt Mỹ, tiến công địch bằng nhiều mũi giáp công, linh hoạt và biến hóa, dân và quân Long An đã kiên cường bám trụ, bảo đảm nhiệm vụ phục vụ chiến trường và giữ vững hành lang chiến lược.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch trên địa bàn trọng điểm Long An, có lúc địch đã tập trung đội quân viễn chinh cùng binh lính ngụy do Mỹ chỉ huy với số lượng lên đến hàng trăm ngàn tên, được trang bị phương tiện, khí tài hiện đại. Song, toàn Đảng, dân và toàn quân Long An với ý chí quyết tâm, phẩm chất trung dũng, kiên cường, phát huy sức mạnh của lòng yêu nước đã làm nên những chiến công oanh liệt trong cao trào đánh Mỹ.

Đặc biệt ở Long An, trong giai đoạn chống “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy, ý nghĩa “Toàn dân đánh giặc” không chỉ là tập hợp quân chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích mà còn là sức mạnh của toàn dân. Đó là một đặc điểm sâu sắc của Long An “Trung dũng kiên cường”.

Di tích lịch sử Vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến, huyện Cần Đước

Ông Nguyễn Văn Kiểm, một nhân chứng lịch sử trong 45 ngày đêm đánh Mỹ (từ ngày 05/6/1967 đến 20/7/1967) ở khu vực Cầu Kinh, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, nhớ lại: “Hồi đó, chúng tôi được quán triệt phương châm “Bám chắc thắt lưng Mỹ mà đánh”.

Ngày 05/6/1967, tại khu vực Cầu Kinh, lực lượng của ta tuy mỏng về quân số, ít về trang thiết bị, vũ khí nhưng tổ chức phục kích, chiến đấu anh dũng, chặn đứng và đẩy lùi cuộc hành quân càn quét của địch. Hơn 200 tên lính Mỹ - ngụy bị tiêu diệt, bắn rơi 4 máy bay và bắn chìm 3 tàu chiến. Chiến công ấy làm nức lòng quân, dân vùng hạ Cần Giuộc. Chiến thắng này đóng góp quan trọng vào thành tích chung của tỉnh trong phong trào thi đua “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, là cơ sở để Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng cho Long An tám chữ vàng”./.

(còn tiếp)

Thanh Nga

Theo Báo Long An Online

https://baolongan.vn/50-nam-giai-phong-long-an-nhung-dau-an-khong-quen-bai-1--a193838.html

image advertisement
Thông tin tuyên truyền
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An
  • Bình chọn Xem kết quả
    ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP
    CÁC DỰ THẢO VĂN BẢN ĐANG LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
    STTSỐ HIỆUTrích yếu dự thảoXem toàn vănTập tin
    1
    Ngày bắt đầu: 22/04/2025
    Ngày kết thúc: 22/05/2025
    Lượt xem:175
    2
    Ngày bắt đầu: 16/04/2025
    Ngày kết thúc: 16/05/2025
    Lượt xem:46
    3
    Ngày bắt đầu: 09/04/2025
    Ngày kết thúc: 09/05/2025
    Lượt xem:57
    4
    Ngày bắt đầu: 21/04/2025
    Ngày kết thúc: 05/05/2025
    Lượt xem:57
    5
    Ngày bắt đầu: 31/03/2025
    Ngày kết thúc: 29/04/2025
    Lượt xem:64
    CÁC DỰ THẢO VĂN BẢN ĐÃ HẾT HẠN LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
    STTSỐ HIỆUTRÍCH YẾU DỰ THẢOXem toàn vănTập tin
    1
    Ngày bắt đầu: 21/03/2025
    Ngày kết thúc: 24/04/2025
    Lượt xem:72
    2
    Ngày bắt đầu: 14/03/2025
    Ngày kết thúc: 14/04/2025
    Lượt xem:131
    3
    Ngày bắt đầu: 20/03/2025
    Ngày kết thúc: 31/03/2025
    Lượt xem:71
    4
    Ngày bắt đầu: 28/02/2025
    Ngày kết thúc: 29/03/2025
    Lượt xem:73
    5
    Ngày bắt đầu: 17/03/2025
    Ngày kết thúc: 24/03/2025
    Lượt xem:56
    6
    Ngày bắt đầu: 07/03/2025
    Ngày kết thúc: 20/03/2025
    Lượt xem:68
    7
    Ngày bắt đầu: 11/02/2025
    Ngày kết thúc: 12/03/2025
    Lượt xem:368
    8
    Ngày bắt đầu: 11/02/2025
    Ngày kết thúc: 11/03/2025
    Lượt xem:126
    9
    Ngày bắt đầu: 07/02/2025
    Ngày kết thúc: 10/03/2025
    Lượt xem:138
    10
    Ngày bắt đầu: 22/01/2025
    Ngày kết thúc: 25/02/2025
    Lượt xem:209
    12345678910...
    CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
    Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.
    Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Võ Thành Trí
    Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.
    Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.
    Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 06/02/2025 của Sở Thông tin và Truyền thông.
    Tải ứng dụng: 
    image banner image banner
    image banner