image banner
Tài nguyên du lịch nhân văn
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2% dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu ở Long An là Phật giáo, đạo Cao Đài, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

a) Di tích văn hóa  -  lịch sử

Hiện tại, toàn tỉnh hiện có 122 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật văn thánh khảo cổ, trong đó có 21 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch ở trong và ngoài nước. Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm: nhóm di tích lịch sử cách mạng và nhóm di tích lịch sử văn hóa.

+ Nhóm di tích lịch sử cách mạng

Là nhóm di tích chủ yếu ở Long An. Đây là nơi ghi lại dấu ấn của cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng người dân Nam Bộ, nổi bật là: Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (Khu di tích Bình Thành, huyện Đức Huệ), Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (huyện Bến Lức); Bảo tàng Long An (thành phố Tân An); Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa (huyện Đức Hòa); Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Khu di tích Căn cứ Xứ ủy Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (huyện Tân Thạnh); Di tích Ngã Tư Rạch Kiến, Đồn Rạch Cát (huyện Cần Đước) - pháo đài quân sự lớn tầm cỡ nhất nhì Đông Dương đã tồn tại hơn trăm năm qua,...

19-9-2022-3(2).jpg

Khu di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ)

+ Nhóm di tích lịch sử  văn hóa

Nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An là nhóm di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đây là nền văn hóa đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã phát hiện khoảng 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo với trên 20.000 hiện vật. Những di tích này tập trung ở một số cụm tiêu biểu bao gồm cụm di tích Bình Tả, các di chỉ Gò Cao Su, Gò Tháp lớn - Tháp nhỏ, di chỉ An Sơn ở Đức Hòa, di chỉ Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa, Gò Hàng ở Vĩnh Hưng,... Nét đặc sắc của nền văn hóa này là những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những du khách.

Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến như di tích Chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm về nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; Khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An), Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo nơi có đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hay mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của Nguyễn Trung Trực,...

Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy có tuổi muộn màng, song cũng đã cho thấy nét tiêu biểu của kiến trúc dân gian và kiến trúc tôn giáo Việt Nam. Những di tích như Nhà Trăm Cột, nhà cai Tổng Nguyễn Đăng Bằng (ở Cần Đước), các Chùa Giác Tánh, Thới Bình ở Cần Giuộc, Từ đường họ Phạm ở Tân Trụ,... là những di tích tiêu biểu cho nhóm này.

b) Các lễ hội

Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc, ở đây có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được thể hiện qua các lễ hội; nhiều lễ hội với quy mô, tính chất khác nhau, trong đó có 03 lễ hội có quy mô lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành), Lễ hội vía Bà Ngũ hành (huyện Cần Giuộc), Đại lễ Kỳ Yên Đình Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ). Ngoài ra còn một số lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia như: Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ); Lễ Kỳ Yên đình Vạn Phước và Lễ húy kỵ Nghệ nhân Nguyễn Quang Đại (huyện Cần Đước), Lễ kỷ niệm chu niên Đức chưởng Tiền quân Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức (thành phố Tân An).

19-9-2022-le-hoi-lam-chay.jpg

Lễ hội làm chay (huyện Châu Thành)

 Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật,... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn.

c) Di sản văn hóa phi vật thể

Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Long An với tư cách là một địa phương của vùng ĐBSCL.

d) Làng nghề truyền thống

Long An - là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều trang trại và làng nghề (với 8 làng Làng nghề truyền thống - Trồng mai, Bịt trống Bình An, Dệt chiếu Long Cang, Bánh tráng Nhơn Hòa, Chầm nón lá An Hiệp, Đan cần xé Hòa Hiệp, Dệt chiếu An Nhật Tân, Mây tre đan Tân Mỹ - và  4 nghề truyền thống - Nghề rèn truyền thống Nhị Thành, Bánh in truyền thống Long Hựu Tây, Bánh in truyền thống Long Hựu Đông và Nghề mộc truyền thống Bình An). Đây vừa là địa điểm tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác phục vụ khách du lịch.

- Làng nghề dệt chiếu: Tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa,… được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

- Làng nghề nấu rượu Gò Đen: Làng nghề nấu rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi và các xã lân cận, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ qui trình lên men, nấu thủ công và cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt,… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

- Nghề làm trống Bình An: Làng nghề truyền thống Bình An thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ được xem là làng làm trống lâu đời và nổi tiếng nhất ở miền Nam. Theo các nghệ nhân lớn tuổi, làng trống Bình An được khởi xướng bởi cụ Nguyễn Văn Ty cách đây hơn 150 năm. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, những chiếc trống chùa, trống lân, trống nhạc lễ,… mang thương hiệu Bình An đã vang danh khắp miền Nam, Trung, Bắc, thậm chí, nhiều người còn tìm về đặt trống để mang ra các nước như Mỹ, Canada, Singapore, Châu Âu,…

19-9-2022-lang-trong.jpg

Làng nghề truyền thống làm trống Bình An (Tân Trụ)

- Nghệ thuật chạm khắc gỗ: Giống như các làng nghề chạm khắc gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm thước, cưa, bào, đục, giũa,…

- Nghề đóng thuyền: Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong môi trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Do đó, ghe thuyền và đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nghề đóng ghe thuyền ở Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

- Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền Nam. Nghề này hiện phát triển trên địa bàn huyện Cần Giuộc, đã xuất hiện cách nay khoảng 80 năm, tập trung chủ yếu tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc. Nguyên liệu chế tác bằng vàng và sau này chuyển sang làm bằng bạc với các sản phẩm như dây chuyền, vòng đeo cổ, vòng tay, nhẫn đính hạt, bông tai,... theo yêu cầu của người tiêu dùng.

d) Văn hóa, ẩm thực truyền thống

Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, trong tang lễ có hò đưa linh,... các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè,... Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bóng rỗi và hát bội. 

Thiên nhiên đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa nàng thơm Chợ Đào, khóm Bến Lức, thanh long, dưa hấu Long Trì, các loại cá, chim, mật ong,... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên của Long An.

Về ẩm thực truyền thống, ngoài rượu đế Gò Đen, các loại trái cây đã nêu ở trên, một số món ăn truyền thống đã nổi danh cùng đất Long An có thể kể đến như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt.

Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc, cá, tôm, cua, mực, bò, heo,... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi,... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc,...

19-9-2022-laumam.jpg

Lẩu mắm

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước hoặc cuốn lá sen non, rau thơm.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An


image advertisement
Thông tin tuyên truyền
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP
CÁC DỰ THẢO VĂN BẢN ĐANG LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
STTSỐ HIỆUTrích yếu dự thảoXem toàn vănTập tin
1
Ngày bắt đầu: 14/05/2024
Ngày kết thúc: 15/06/2024
Lượt xem:45
2
Ngày bắt đầu: 09/05/2024
Ngày kết thúc: 10/06/2024
Lượt xem:226
3
Ngày bắt đầu: 08/05/2024
Ngày kết thúc: 09/06/2024
Lượt xem:99
4
Ngày bắt đầu: 07/05/2024
Ngày kết thúc: 08/06/2024
Lượt xem:89
5
Ngày bắt đầu: 03/05/2024
Ngày kết thúc: 04/06/2024
Lượt xem:74
6
Ngày bắt đầu: 27/04/2024
Ngày kết thúc: 28/05/2024
Lượt xem:98
7
Ngày bắt đầu: 22/04/2024
Ngày kết thúc: 22/05/2024
Lượt xem:119
CÁC DỰ THẢO VĂN BẢN ĐÃ HẾT HẠN LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
STTSỐ HIỆUTRÍCH YẾU DỰ THẢOXem toàn vănTập tin
1
Ngày bắt đầu: 16/04/2024
Ngày kết thúc: 16/05/2024
Lượt xem:154
2
Ngày bắt đầu: 29/03/2024
Ngày kết thúc: 30/04/2024
Lượt xem:231
3
Ngày bắt đầu: 26/03/2024
Ngày kết thúc: 26/04/2024
Lượt xem:183
4
Ngày bắt đầu: 22/03/2024
Ngày kết thúc: 22/04/2024
Lượt xem:182
5
Ngày bắt đầu: 18/03/2024
Ngày kết thúc: 19/04/2024
Lượt xem:160
6
Ngày bắt đầu: 08/04/2024
Ngày kết thúc: 16/04/2024
Lượt xem:132
7
Ngày bắt đầu: 03/04/2024
Ngày kết thúc: 15/04/2024
Lượt xem:132
8.
Ngày bắt đầu: 15/03/2024
Ngày kết thúc: 13/04/2024
Lượt xem:176
9.
Ngày bắt đầu: 04/03/2024
Ngày kết thúc: 03/04/2024
Lượt xem:163
10.
Ngày bắt đầu: 24/01/2024
Ngày kết thúc: 27/02/2024
Lượt xem:136
12345678910...
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH LONG AN

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
Đơn vị quản lý: Văn phòng UBND tỉnh.
Chịu trách nhiệm chính: Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Võ Thành Trí
Địa chỉ: 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An.
Email: webmaster@longan.gov.vn – ĐT: 02723. 552.489.
Giấy phép số: 01/GP.TTĐT-STTTT ngày 03/3/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông.
image banner