Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long an đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống '' trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc'' trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động.
Cả
cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con. ấm no , hạnh phúc,
cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.
 |
Đa dạng hóa công tác truyền thông dân
số-KHHGĐ bằng các hình thức hội thi. |
Theo tài liệu ''Địa chí Long An'' (Thạch Phương và Lưu Quang Tuyến chủ
biên, do nhà xuất bản Long An và Khoa học - Xã hội xuất bản năm 1989)
thì tính đến nay, cộng đồng dân cư Long An, đã có một lịch sử hình thành
và phát triển của dân số Long An diễn ra theo những cột mốc lịch sử
quan trọng sau:
Vào năm 1698, Nguyễn Hữu
Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Gia Định. Ông lập
đất Nông Nại thành phủ Gia Định, phân làm hai huyện: Phước Long trên
vùng đất Đồng Nai có lỵ sở là dinh Trấn Biên và Tân Bình trên vùng đất
Sài Côn có lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Huyện Tân Bình có 4 tổng: Bình
Dương, Tân Long, Phước Lộc và Thuận An. Trong đó hai tổng Phước Lộc và
Thuận An thuộc Long An ngày nay.
Hai
tổng Phước Lộc và Thuận An nằm trong lưu vực của sông Vàm Cỏ và sông
Rạch Cát, đất đai phì nhiêu màu mỡ dễ canh tác, hệ thống giao thông
đường thuỷ thuận lợi, có nguồn nước ngọt dồi dào nên đã thu hút nhiều
người Việt đến đây khai phá, sinh sống. Vào khoảng thời gian này dân số
của cả Gia Định là 4 vạn hộ với khoảng 200.000 người.
Vào
thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, hai tổng Thuận An và Phước Lộc (tức phần
đất Long An ngày nay) đã có khoảng 350 thôn với số dân đinh là 15.000
người. ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người. Trong khi đó, cuộc
chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh (1777-1802) cũng đã gây nên những xáo
trộn nhất định về dân số ở khu vực Sài Gòn và các vùng phụ cận, trong đó
có Long An. Trong sự nổ lực giành lại chiếc ngai vàng của dòng họ
Nguyễn, Nguyễn ánh đã ra sức phát triển kinh tế, nhằm ổn định trật tự xã
hội, đồng thời tích trữ lương thực cho cuộc chiến với Tây Sơn. Từ năm
1790 Nguyễn ánh cũng đã lệnh cho quân đội vỡ thêm ruộng đất, đặt một số
cơ sở đồn điền dọc theo hai bờ sông Vàm Cỏ để sản xuất lương thực. Từ đó
hình thành nên các khu dân cư, trong đó giồng Cai Yến (Khánh Hậu) là
một trong những điểm định cư tương đối sớm của lưu dân Long An.
Sang
thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn ánh chấm dứt. Nhà
Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng
lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An
 |
Ông Trần Hữu Phước-PCT.UBND tỉnh tặng
quà lưu niệm cho những đại biểu xuất sắc
của phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em tỉnh |
Năm
1868, nhà Nguyễn thăng tổng Thuận An thành huyện Thuận An (vùng Bến
Lức, Thủ Thừa), thăng tổng Phước Lộc thành huyện Phước Lộc (vùng Cần
Đước, Cần Giuộc). Năm 1841 đặt thêm huyện Tân Thạnh (vùng Vàm Cỏ và Thị
xã). Việc đặt thêm các đơn vị hành chánh phản ánh một yêu cầu mới về mặt
quản lý xã hội mà bộ máy cai trị cũ không đủ giải quyết khi dân số tăng
lên, nên thời kỳ này dân số Long An đã tăng nhanh hơn trước.
Do nằm trên vị trí chiến lược nên trong quá trình phát triển, Long An có nhiều biến đổi về địa giới hành chánh và dân cư.
Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng
30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân
hàng năm là 3.000 người.
Vào
giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số
Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn
trước. Ngay trong thời kỳ này, về mặt phân bố dân cư trong địa bàn tỉnh
ta cũng có vấn đề đặt ra gay gắt và chính quyền thực dân cũng đưa ra
nhiều phương án giải quyết nhưng không hiệu quả. Đó là tình trạng chênh
lệch dân số quá lớn ở các vùng. Theo ''bản phúc trình'' của viên Chánh
Thanh biện tỉnh Tân An (16-8-1934) thì mật độ dân số ở các huyện phía
Nam lúc bấy giờ là 170 người/km2, trong khi đó phía Bắc chỉ có 7 người/km2,
chênh lệch gấp 24 lần. Bản phúc trình nêu rõ: ''Cần phải báo động dân
số cả tỉnh tăng 3.000 người mỗi năm, nếu sự khai thác đất đai mới không
phát triển theo tỷ lệ đó thì trong vài mươi năm nữa chúng ta sẽ ở vào
tình trạng như Đồng bằng Bắc Kỳ rất màu mỡ, sản xuất lúa chỉ đủ cho nhân
dân ăn''.
Vào
thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa
phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An
thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình
Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư vào cấm chốt
sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16 ''khu dinh
điền'' và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm
cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân
số khu vực này.
Sau
ngày đất nước được thống nhất, địa giới Long An được định hình rõ ràng
như ngày nay. Cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất vào 0h ngày
01-10-1979 thì dân số Long An là 949.200 người. So với dân số cả nước
thời đó thì dân số Long An chiếm tỷ lệ 1,8% đứng hàng thứ 8 ở Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Nghị
quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Long An lần thứ 3 (1983) đã nêu quyết
tâm khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười, trong đó có kế hoạch ''lắp kín''
Đồng Tháp Mười bằng cây lúa và cây tràm; đồng thời nêu những biện pháp
cụ thể về điều phối lao động, di dân các huyện phía Nam lên phía Bắc,
các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và các tỉnh miền Bắc vào xây dựng Đồng Tháp
Mười. Từ nổ lực đã góp phần điều chỉnh dân số giữa các vùng trong tỉnh,
xây dựng các khu dân cư mới, thu hút nhân dân đến sinh sống.
Vào 0h ngày 01-4-1989 Long An tiến hành tổng điều tra dân số lần thứ 2 lúc đó dân số cả tỉnh là 1.120.204 người.
Đến
nay về mặt hành chánh Long An có 14 huyện, thị xã và 190 xã, phường.
Kết quả tổng điều tra dân số lần 3 vào lúc 0h ngày 01-4-1999, dân số
Long An đã tăng lên 1.306.202 người. Giữa 2 kỳ tổng điều tra (1989-1999)
thì dân số Long An đã tăng lên 185.998 người trong 10 năm qua (tăng
16,6%), bình quân tăng mỗi năm 1,55%.
Trong
giai đoạn từ 01-10-1979 đến 01-4-1989 dân số Long An tăng bình quân
1,75%. Trong giai đoạn từ 01-4-1989 đến 01-4-1999 dân số Long An tăng
bình quân1,55%. Như vậy so với thập kỷ trước, thập kỷ 90 tỉnh ta giảm
bình quân mỗi năm 2%o. Điều này khẳng định sự đóng góp tích cực của
chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình trong thời gian qua.
Với
những nổ lực trong công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, năm 1999,
Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc trao tặng giải thưởng về dân số- giải
thưởng cao nhất dành cho đơn vị duy nhất có thành tích xuất sắc trong
chương trình dân số được tổ chức mỗi năm một lần. Riêng Long An thì được
Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III về thành tích trong
lĩnh vực dân số. Những năm 1999- 2000, cơ bản Long An đã đạt được mức
sinh thay thế ( bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 1
hoặc 2 con).
Thực
hiện Chiến lược dân số giai đoạn 2001- 2010, công tác dân số đã chuyển
hướng tiếp cận từ kế hoạch hoá gia đình sang sức khoẻ sinh sản theo tinh
thần hội nghị Cai- Rô ( Ai- Cập) năm 1994. Bên cạnh duy trì mục tiêu
giảm sinh, chương trình bắt đầu chú trọng đến chất lượng dân số mà chiến
dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản là giải pháp quan trọng. Trong giai
đoạn này sự biến động về tổ chức( hợp nhất Uỷ ban DS- KHHGĐ và Uỷ ban
BVCSGDTE thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em); cùng với nhận thức
chưa đúng về Pháp lệnh dân số; cộng với tâm lý thoả mãn, chủ quan của
một bộ phận cán bộ về những kết quả bước đầu của công tác dân số... đã
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chương trình. Liên tục trong hai năm 2002
- 2003 tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng trở lại đã ảnh
hưởng kết quả công tác dân số nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh nói riêng.
Sau
hơn một thập kỷ thực hiện chính sách dân số, so với dự báo thì Long An
đã hạn chế gần 100.000 trường hợp sinh. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với một tỉnh nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp
hoá- hiện đại hoá. Năm 2006, dân số trung bình là 1.426.497 người, tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên là9,9%, tỷ lệ phát triển dân số là 0,96%. Tình
hình tăng sinh đã được khống chế. Hiện toàn tỉnh có 6 xã, gần 300 ấp
đạt chuẩn không có người sinh con thứ 3 trở lên. Nhiều mô hình chăm sóc
sức khoẻ sinh sản và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng được triển
khai bước đầu có hiệu quả. Công tác dân số được lồng ghép vào các chương
trình phát triển kinh tế- xã hội; mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con đang
được xã hội đồng thuận như một chuẩn mực mới trong văn hoá về hôn nhân
và sinh sản.....Những kết quả trên đã góp phần rất quan trọng vào chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng
năm, tạo thuận lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống
vật chất, văn hoá của nhân dân.
Phùng Tấn Tú
( Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh)