-
19/09/2022
Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.
-
07/10/2020
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
-
28/11/2014
Theo kết quả điều tra năm 1996 than bùn được tìm thấy ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh).
-
28/11/2014
Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước.
-
28/11/2014
Long An, nằm ở rìa Đông Nam của đới Đà Lạt. Đây là đới kiến tạo - sinh khoáng tương đối độc lập, có móng là vỏ lục địa tiền CamBri, bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và trải qua chế độ rìa lục địa vào Mesozoi muộn. Vào cuối Mesozoi và trong Kainozoi, đới Đà Lạt bị hoạt hóa mạnh mẽ. Trong Neogen - Đệ tứ phần lãnh thổ này tham gia vào bồn trũng MêKông bị sụt lún mạnh và lấp đầy bởi trầm tích lục nguyên.
-
28/11/2014
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
-
28/11/2014
Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng Sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước).
-
28/11/2014
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
-
05/11/2008
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 - 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng độ mặn giảm dần.
-
05/11/2008
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
-
05/11/2008
Long An là nơi tập trung đất phèn đến 208.449 ha, chiếm 69,8 % diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện tồn tại 2 vùng thấp - rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo - Mỏ Vẹt. Một năm có 2 chu kỳ nước chua là đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1).
-
05/11/2008
Lũ đến hàng năm đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực ĐTM, bắt đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian ngâm lũ lâu hơn.
-
05/11/2008
Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
-
05/11/2008
Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh vật. Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp . . . tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
|